Mâm đứng hay còn gọi là mâm giàn giáo, một thiết bị không thể thiếu trong quá trình thi công, xây dựng của các công trình. Thiết bị này giúp người công nhân có thể đứng thao tác hoặc để vật dụng trong quá trình thi công các hạng mục xây dựng trên cao.
Mâm giàn giáo thường được dùng trong xây dựng và còn có tên gọi khác là sàn thao tác. Thiết bị này được đặt phía trên giàn giáo và cho phép người thợ có thể đứng trên đó để thi công các hạng mục xây dựng trên cao như trát xi măng, vôi, vữa hay sơn tường. Cấu tạo giàn giáo luôn được thiết kế với 2 móc chắc chắn ở 2 đầu để có thể gắn vào thanh ngang của khung giàn giáo. Ngoài ra còn có khóa cố định, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và vật dụng đặt trên sàn thao tác.
PHÂN LOẠI MÂM GIÀN GIÁO
Như đã đề cập, tấm sàn thao tác hiện nay có 2 loại chính đó là sơn dầu và mạ kẽm, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu mà quý khách có thể lựa chọn cho phù hợp.
MÂM GIÀN GIÁO SƠN DẦU
Mâm giàn giáo sơn dầu cũng có cấu tạo bên trong là sắt hoặc thép chất lượng cao tương tự như loại mạ kẽm, chỉ khác ở lớp bên ngoài là sơn dầu. Lớp sơn dầu bên ngoài cũng có tác dụng bảo vệ bề mặt sắt, thép không bị oxy hóa bởi các yếu tố từ môi trường như không khí, hơi ẩm.
Tấm sàn thao tác sơn dầu có rất nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng,… Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của sàn thao tác sơn dầu đó là rất dễ bị bong tróc lớp bảo vệ bên ngoài nếu bị va chạm hoặc di chuyển qua lại trên sàn quá nhiều lần. Không còn lớp bảo vệ bên ngoài đồng nghĩa với nguy cơ bị oxy hóa cực kỳ cao, làm giảm tuổi thọ sàn đáng kể.
MÂM GIÀN GIÁO MẠ KẼM
Tấm sàn thao tác mạ kẽm được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại với phần cốt bên trong được cấu tạo từ chất liệu sắt hoặc thép chất lượng cao. Bên ngoài được mạ một lớp kẽm không gỉ, giúp bảo vệ bề mặt không bị oxy hóa từ môi trường như không khí, hơi ẩm gây gỉ sét, giòn, mục. Bên cạnh đó, việc mạ kẽm bề mặt bên ngoài cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho tấm sàn thao tác.
Nhờ phản ứng hợp kim giữa thép và kẽm đã tạo ra trong quá trình mạ mà độ bám dính của hai thành phần này vô cùng chắc chắn. Điều này giúp cho bề mặt mạ kẽm không bị bong tróc trong quá trình di chuyển hay sử dụng.
Đây cũng chính là lý do vì sao giá thành của mâm giàn giáo mạ kẽm lại cao hơn loại sơn dầu.
Kích thước mâm giàn giáo hiện nay cũng khá đa dạng để phù hợp với cấu tạo của từng giàn giáo khác nhau, phục vụ cho từng mục đích xây dựng và độ cao. Tuy nhiên, kích thước tiêu chuẩn thông thường của sàn thao tác thường là chiều dài 1.600mm và chiều rộng 360mm, độ dày tối thiểu là 1,2 ly và có trọng lượng khoảng 9,5kg.
QUY CÁCH MÂM GIÀN GIÁO
• Chiều dài: 1.500mm, 1.600mm, 1.800mm, 2.000mm, 2.500mm, 3.000mm,…
• Chiều rộng tương ứng: 300mm, 360mm, 380mm,…
• Độ dày sàn thao tác tiêu chuẩn: 1,2 ly; 1,4 ly; 2,0 ly;…
• Chủng loại sàn thao tác phổ biến: sơn dầu và mạ kẽm.
• Thiết bị an toàn: Bố trí móc khóa ở 2 đầu để gắn cố định vào khung giàn giáo.
Mâm giàn giáo là thiết bị vô cùng quan trọng, giúp hỗ trợ quá trình xây dựng các hạng mục trên cao được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, càng lên cao thì độ nguy hiểm càng tăng, vì vậy, mâm giàn giáo phải có kết cấu chắc chắn cùng độ dày tiêu chuẩn, kết hợp với móc khóa an toàn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn loại mâm phù hợp nhất